Tuesday, 11 May 2010

Bắt đầu với Photoshop + Move Tool (V) + Marquee tool (M)

CÁC DẠNG FILE HÌNH ẢNH

  • PG : là định dạng phổ biến cho file ảnh,với định dạng này file ảnh chỉ có một lớp background duy nhất,dung lượng file khá nhỏ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ảnh khá tốt,phù hợp trong xuất bản web và in ấn kỷ thuật số.
  • PSD : Với định dạng này,tất cả các đối tượng trong file ảnh nằm trên từng layer khác nhau thì vẫn giữ nguyên như thế (nếu chúng ta không cố tình gộp các layer lại) nhằm giúp chúng ta dễ dàng biên tập,tuy nhiên dung lượng của file ảnh là rất lớn.
  • PNG : Nếu ta tạo file ảnh với nền background trong suốt,khi lưu file lại với định dạng này thì vẫn giữ được nền trong suốt.Do đó khi mang file ảnh sang chương trình khác để xử lý thì chúng ta chỉ thấy các đối tượng trong file ảnh,phần nền background sẽ bị loại trừ.Trong khi đối với các định dạng kể trên,cho dù chúng ta tạo nền background là trong suốt thì chúng cũng biến thành màu trắng khi lưu.
  • GIF : Định dạng này chỉ sử dụng cho xuất bản web,không thể dùng cho in ấn,dung lượng file rất nhỏ chỉ giới hạn 256 màu.Các file ảnh động cũng sử dụng định dạng này.
THÔNG TIN TỪNG CÔNG CỤ

1. Công cụ Move (V):
=> Dùng để di chuyển đối tượng trong file ảnh từ vị trí này sang vị trí khác.






Nhấp chọn biểu tượng trên thanh công cụ hoặc bấm phím V trên bàn phím sau đó bấm vào đối tượng và rê sang vị trí khác(bấm và giữ

Khi chọn công cụ Move, nếu chọn chức năng Auto select trên thanh tùy chọn, sẽ tự động chọn Layer tại vị trí click chuột.


Note : để di chuyển đối tượng,trước tiên chúng ta phải chọn layer chứa đối tượng đó.


2-Công cụ chọn (Marquee tool) :

Khi xử lý một bức ảnh,nếu không tạo vùng chọn thì photoshop sẽ hiểu rằng chúng ta muốn xử lý trên toàn bức ảnh.Nếu muốn chỉ xử lý 1 vùng nào đó thì ta phải “khoanh vùng” lại bằng một số công cụ tạo vùng chọn.Ví dụ chúng ta có một bức ảnh của một siêu mẫu trông rất hot, chúng ta muốn đôi mắt của cô ấy đen hơn thì chúng ta phải khoanh vùng đôi mắt để chỉnh sửa.

Tại góc dưới phải của công cụ Rectangular có một tam giác màu đen,chúng ta bấm vào đó sẽ bung ra bảng sau:



  • Công cụ Rectangular Marquee (M):

Chọn công cụ Rectangular Marquee bấm giữ chuột và rê trên ảnh,một vùng chọn hình chữ nhật được tạo ra trông giống như “đàn kiến diễu hành”,mọi sự chỉnh sửa ảnh lúc này chỉ có tác dụng đối với “phần bên trong” hình chữ nhật.

Nếu muốn tạo vùng chọn là hình vuông => chọn công cụ,nhấn giữ phím Shift kết hợp với rê chuột.


  • Công cụ Elliptical Marquee :
Cũng tương tự như Rectangular, nhưng tạo ra vùng chọn là hình Elip, khi kết hợp với phím Shift sẽ tạo ra vùng chọn hình tròn.

Khi tạo vùng chọn xong, nếu muốn hủy chọn chúng ta bấm chuột bên ngoài vùng chọn hoặc phím Ctrl-D. Nếu muốn đảo ngược vùng chọn chúng ta bấm phím Ctrl+Shift+I.



  • Công cụ Single Row Marquee :
=> Tạo vùng chọn là một đường nằm ngang. chúng ta chọn công cụ và kích vào file ảnh.
  • Công cụ Single Column Marquee :
=> Tạo vùng chọn là một đường thẳng đứng.

NOTE: đối với công cụ single row single column, mỗi khi chúng ta kích vào hình là tạo ra vùng chọn,khi kích vào vị trí khác thì vùng chọn cũ mất đi,một vùng chọn mới sẽ xuất hiện tại vị trí kích chuột nên muốn hủy chọn chúng ta phải bấm Ctrl-D.




  1. Luôn luôn tạo vùng chọn mới.
  2. Cộng vùng chọn.
  3. Trừ vùng chọn.
  4. Giao vùng chọn.


Tiếp theo là tùy chọn STYLE:




Mặc định của style là normal,nghĩa là chúng ta được phép tạo vùng chọn một cách thoải mái,lớn nhỏ tùy thích, chúng ta rê chuột đến đâu sẽ tạo vùng chọn đến đó.Khi chọn normal thì ô nhập thông số Width;Height kế bên sẽ không có hiệu lực





Nếu chọn style là Fixed aspect ratio thì khung Width Height sẽ có hiệu lực, chúng ta nhập giá trị vào hai ô này,khi đó vùng chọn chúng ta tạo ra sẽ có tỷ lệ chiều rộng và cao như chúng ta chọn.Ví dụ chúng ta nhập thông số chiều rộng (width) là 1 và chiều cao (height) là 3 thì vùng chọn dù lớn hay nhỏ vẫn giữ đúng tỷ lệ rộng/cao là 1/3.




Nếu chọn style là Fixed size (kích thước cố định) thì vùng chọn chúng ta tạo ra sẽ có kích thước cố định theo thông số chúng ta nhập vào ô width (độ rộng)Height (độ cao).Ví dụ chúng ta muốn tạo vùng chọn ngang 10cm và cao 15cm thì chúng ta nhập vào ô width 10cm và ô height 15cm.Khi đó trên file ảnh chúng ta chỉ cần kích chuột là sẽ có một vùng chọn đúng bằng kích thước trên.

1 comment: